Ghế massage toàn thân là dụng cụ chăm sóc sức khỏe có mặt ngày một nhiều trong các gia đình. Tuy nhiên với nhiều người: Có nên mua ghế massage không? vẫn luôn là một vấn đề khó. Trong bài viết này Okasa cùng các bạn phân tích một số lợi ích mà ghế massage mang lại, một số trường hợp không nên sử dụng ghế massage để cùng đưa ra câu trả lời cho vấn đề trên nhé!
Lợi ích của massage
Massage là một hình thức sử dụng đôi bàn tay, khuỷu tay, đôi khi là chân của người massage tạo ra các tác động vật lý, trực tiếp tác động vào da thịt, thần kinh, mạch máu và các cơ quan cảm thụ tạo của người được massage. Từ đó tạo ra các thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết, có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thần kinh, tăng sức đề kháng của cơ thể.
Tác dụng toàn thân
Massage trực tiếp kích thích vào các cơ quan cảm thụ của cơ thể, tạo ra những phản xạ về thần kinh có lợi cho sức khoẻ. Điều này có được là do quá trình massage làm tiết ra các chất nội tiết tế bào như: cholin, histamin... làm tăng hoạt động của hệ thần kinh và lưu thông tĩnh mạch.
Tác dụng với cơ
Massage có tác dụng tăng sức bền của cơ. Khi các nhóm cơ phải làm việc nhiều (nhất là khi đi bộ nhiều, luyện tập thể dục thể thao cường độ cao) sẽ gây ra co cứng, phù nề, đau cơ... Quá trình massage sẽ làm giảm các triệu trứng kể trên. Ngoài ra massage còn tích luỹ glycogen giúp cơ được nuôi dưỡng tốt.
Tác dụng với hệ thần kinh
Massage tác động tích cực tới vỏ não bộ. Khoa học cũng chứng minh: massage giúp tăng hưng phấn khi kiểm tra điện não đồ.
Tác dụng với gân - khớp
Massage làm tăng tính co giãn của dây chằng, từ đó thúc đẩy việc tiết dịch ở các khớp. Và hạn chế được hiện tượng hoạt dịch ứ trệ, hiện tượng túi dịch ở các khớp xương sưng to.
Tác dụng với hệ tuần hoàn
Massage tăng cường tuần hoàn máu, giảm gánh nặng cho tim do làm giãn mạch. Massage giúp máu lưu thông tốt hơn và nhanh hơn tới các vùng xa tim như đầu ngón tay, ngón chân....
Theo các chuyên gia sức khỏe: massage ở đầu và nửa người phía trên sẽ rất dễ làm cho huyết áp tăng lên. Massage cũng làm cho huyết áp hạ xuống nếu như được massage ở nửa phía dưới cơ thể. Massage ở đốt sống cổ thứ 2 và 3 sẽ có tác dụng làm hạ huyết áp. Massage ở đốt sống thứ 6 và 7 có thể làm tăng huyết áp.
Tác dụng với bạch huyết
Massage làm cho tuần hoàn bạch huyết tăng nhanh, có tác dụng tiêu sưng nhanh. Massage làm giảm các triệu trứng đối với người nặng chân do đi lại, luyện tập quá nhiều, quá độ; giúp quá trình hồi phục nhanh hơn.
Tác dụng với hô hấp
Khi massage ở ngực thì người được massage sẽ thở sâu hơn do phản xạ của thần kinh. Theo các chuyên gia sức khỏe: khi massage vào các đốt sống 6 và 7 sẽ làm giãn phổi, còn massage vào đốt sống 4 và 5 sẽ gây co phổi. Trên thực tế các bác sĩ sẽ kích thích vào các vị trí này để hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân bị hen phế quản, xơ cứng phổi.
Tác dụng với quá trình trao đổi chất
Massage có thể làm làm tăng lượng nước tiểu nhưng không làm thay đổi độ pH trong máu. Massage thường xuyên sẽ giúp bài tiết độc tố tích tụ trong cơ thể ra ngoài theo đường nước tiểu nhiều hơn.
Tác dụng với hệ tiêu hoá
Massage có tác dụng tăng cường sự hoạt động của dạ dày, ruột và cải thiện đáng kể chức năng tiêu hoá.
Có nên mua ghế massage không?
Quan một số thống kê ở trên các bạn có thể thấy tác dụng của massage đối với cơ thể. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một thực tế là ai cũng có điều kiện để hưởng dịch vụ massage, spa chuyên nghiệp, hàng ngày. Vì thế, sử dụng ghế massage toàn thân là một lựa chọn thích hợp.
Tất nhiên, ghế massage toàn thân cũng không phù hợp với 1 số đối tượng như: phụ nữ mang thai thời kì đầu, người quá cao tuổi (xương giòn), người có vết thương ngoài da chưa lành.
Nếu bạn không thuộc 1 trong các đối tượng kể trên thì việc mua 1 chiếc ghế massage để chăm sóc sức khỏe, loại bỏ căng thẳng là điều nên làm.