Cây xạ đen có nhưng tác dụng gì trong y học

Cây xạ đen là loại cây thân leo thuộc họ xạ, còn có các tên gọi khác như: Cây bách giải, bạch vạn hoa, đồng triều, cây dây gối; Một số nơi còn gọi là cây ung thư do có tác dụng trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư.

Cây họ xạ có tới 9 loại, có thể kể tới xạ đen, xạ vàng, xạ trắng, xạ đỏ, xạ can... Đặc điểm để phân biệt xạ đen với các loại khác là khi chặt vào dây xạ đen thì có dòng nhựa màu đen chảy ra, tiếp đó, chỉ vài phút sau toàn bộ thân cây cũng chuyển sang màu đen.

Xạ đen phân bố chủ yếu ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, trên độ cao 1000 - 1500m. Ở Việt Nam, xạ đen được tìm thấy ở Hòa Bình, Ninh Bình, Huế và trong các rừng quốc gia Cúc Phương, Ba Vì.

Cây xạ đen có tác dụng gì

Cây xạ đen

Giá trị dược liệu của cây xạ đen

Y học cổ truyền ghi nhận cây xạ đen có vị đắng, tính hàn, thường được dùng chủ trị các bệnh mụn nhọt, viêm da cơ địa, giải độc gan, giảm tiết dịch trong xơ gan, tiêu viêm, tăng cường khả năng đề kháng.

Trong y học hiện đại cây xạ đen cũng được ứng dụng rất rộng rãi:

  • Các bệnh về gan: Cây xạ đen có tác dụng rất lớn trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như: Xơ gan, viêm gan, men gan cao... Cụ thể: Đối với bệnh xơ gan, xạ đen giúp hạn chế sự hình thành một số mô sẹo và mô xơ; Trong xạ đen có độc tính nên có thể dùng để kháng lại các loại vi rút gây bệnh viêm gan A, B, C; Đối với bệnh nhân gan bị nhiễm mỡ, dùng cây xạ đen có thể giúp tình trạng ức chế quá trình lipid giảm nhanh. 
  • Trị mụn nhọt, lở ngứa: Cây xạ đen có tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, làm mát gan rất tốt, đồng thời loại bỏ các mụn nhọt do cơ thể nóng trong mà phát ra.
  • Các bệnh viêm nhiễm: Những người bị viêm nhiễm, lở loét nếu sử dụng cây xạ đen thì vết thương sẽ mau lành hơn. Người bị mắc bệnh lậu cũng có thể sử dụng loại cây này để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.
  • Tiểu đường: Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm, với số lượng người mắc đang gia tăng nhanh trong tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới. Tin vui là việc dùng xạ đen để hỗ trợ điều trị bệnh mang lại những kết quả rất khả quan.
  • Huyết áp cao: Sử dụng nước sắc từ lá cây xạ đen giúp cho điều hòa khí huyết, giữ cho huyết áp được ổn định.
  • Trị chứng mất ngủ: Sử dụng xạ đen phơi khô, sắc uống thay cho trà không chỉ giải độc, thanh lọc cơ thể mà còn có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon.
  • Giảm đau, tăng đề kháng: Xạ đen có công dụng giảm đau khớp, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp phòng ngừa các bệnh ở người cao tuổi.
  • Ung thư: Trong thành phần có cây xạ đen có 3 hoạt chất chống ung thư: Fanavolnoid có tác dụng làm chậm quá trình oxi hóa của các gốc tự do - vốn được xem là những tác nhân xấu như đẩy nhanh quá trình lão hóa, hình thành tế bào ung thư; Quinon khiến cho tế bào ung thư loạn phát bị hóa lỏng, trở nên dễ tiêu; Saponin Triterbenoid có khả năng chống nhiễm khuẩn.

Cây xạ đen điều trị bệnh gì

Cây xạ đen điều trị bệnh gì

Cách sử dụng cây xạ đen để phòng và trị bệnh

Hiện nay có 2 bộ phận của cây xạ đen được dùng phổ biến trong y học là thân và lá cây.

  • Thân cây: Các bạn dùng 100 gr thân xạ đen, rửa sạch, cho vào ấm, thêm 1,5 lít nước, đun sôi trong 10 - 15 phút, sau đó lọc lấy nước, dùng uống trong ngày.
  • Lá cây: Sử dụng 50 gr xạ đen, cho vào ấm, thêm 1,5 lít nước, đun sôi, sau đó lọc lấy nước, dùng uống trong ngày.
  • Sử dụng kết hợp cả thân và lá cây (cách dùng này cho tác dụng tối ưu): Dùng 50 gr thân + 50 gr lá xạ đen, cho vào ấm, thêm 2 lít nước, đun sôi trong 15 phút hoặc hãm như lá chè tươi trong khoảng thời gian 30 phút, sau đó lọc lấy nước, dùng uống trong ngày.
  • Trong một số trường hợp, xạ đen có thể kết hợp với một số thảo dược khác như: Bán liên chi, tam thất, bạch hòa xà, nghệ... để phù hợp với từng đối tượng bệnh lý cụ thể, phát huy tối đa công dụng của dược liệu. 

Đối với một số bệnh lý, người bị bệnh có thể được chỉ định áp dụng vật lý trị liệu, massage liệu pháp như một phương pháp kết hợp cả thuốc uống và xoa bóp bên ngoài để tăng cường hiệu quả điều trị. Bệnh nhân huyết áp có thể được massage để giãn mạch, tăng cường lưu thông máu, ổn định huyết áp. Những người thường xuyên mất ngủ cũng có thể sử dụng các bài massage nhẹ nhàng để giúp thư giãn, giảm căng thẳng và lo âu, từ đó dễ ngủ, ngủ ngon hơn. 

Phương pháp massage còn có tác dụng giảm đau, vì thế một số bệnh nhân sau phẫu thuật, một số dạng ung thư, người bệnh có thể sử dụng các loại máy massage hiện đại như ghế massage toàn thân hoặc ghế massage trị liệu để giảm đau, hạn chế việc dùng thuốc giảm đau.

Đối với người cao tuổi các kỹ thuật massage phù hợp với lực tác động vừa phải có thể cải thiện tình trạng đau khớp, nhức xương, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tất nhiên, việc kết hợp sử dụng cây xạ đen với các loại dược liệu khác, cũng như với liệu pháp massage nên được sự tư vấn của các bác sĩ điều trị để phù hợp với từng loại bệnh và đối tượng bệnh lý cụ thể.

Tác dụng phụ và những đối tượng không nên sử dụng cây xạ đen

Chúng ta đều biết: ĐỘC nếu dùng đúng người, đúng bệnh, giúp chữa khỏi bệnh thì chính là DƯỢC; Và ngược lại, DƯỢC nếu dùng không đúng thì cũng sẽ để lại những hậu quả rất nặng nề, trong trường hợp này DƯỢC lại trở thành ĐỘC.

Đối với một loại cây có cả độc tính và dược tính như xạ đen, cho dù dùng tươi hay phơi khô, tùy theo cơ địa của mỗi người có thể gặp một số tác dụng phụ như: Nhức đầu nhẹ, đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu... Thông thường các triệu chứng trên sẽ tự mất sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên, sau một thời gian mà các triệu chứng không hết hoặc có xu hướng nặng hơn thì các bạn nên tạm thời ngừng lại. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để được thăm khám cụ thể và có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

Những người có hệ tiêu hóa yếu không nên sử dụng cây xạ đen vì có thể gây ra các biến chứng, ngộ độc liên quan đến đường tiêu hóa. Chị em phụ nữ trong thai kì, đang cho con bú cũng được khuyến cáo không nên sử dụng các bà thuốc mà trong thành phần có chứa cây xạ đen.

Một số lưu ý khác khi sử dụng bài thuốc từ cây xạ đen:

  1. Nên kiêng kị một số thực phẩm: Rau muống, dưa muối, chất kích thích (rượu, bia) vì có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
  2. Trong thời gian dùng thuốc nên duy trì chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi đầy đủ.

Trên đây là một số chia sẻ về Công dụng tuyệt vời của cây xạ đen trong y học. Trong nội dung này chúng ta đã cùng tìm hiểu về đặc điểm của cây xạ đen; Giá trị dược liệu trong phòng chống và hỗ trợ điều trị một số bệnh nguy hiểm; Khả năng kết hợp xạ đen với vật lý trị liệu, massage liệu pháp; Cuối cùng là một số lưu ý khi sử dụng cây xạ đen làm thuốc, những đối tượng không nên sử dụng cây xạ đen. Hy vọng những thông tin trên giúp các bạn có được cái nhìn chi tiết hơn về một cây thuốc quý có ở Việt Nam. Nếu như còn bắt cứ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến cây xạ đen cần tư vấn, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể.

Bình luận
4.7/21 đánh giá

Bài viết khác

Xem thêm

Giá tận gốc
100% chính hãng
Bảo hành 6 năm
Showroom Okasa

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI SỨC SỐNG MỚI

Số giấy chứng nhận ĐKKD: 0107733793 cấp lần đầu ngày 23/02/2017 - Đăng ký thay đổi lần 2 ngày 31/10/2018
Address: 89 Xã Đàn, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Website: okasa.vn
Email: info@kiwami.vn
Hotline: +84949410333
Sitemap

Zalo LiveChat 01