Lòng bàn chân là nơi chạm đất, tiếp xúc với mặt đất khi con người đứng lên. Tại vùng này, các mạch máu và dây thần kinh tập trung rất nhiều, tạo nên các khu vực phản xạ. Các khu phản xạ này kết nối với các hệ cơ quan trong cơ thể giúp các hệ cơ quan hoạt động liên tục.
Theo đó, có những vùng phản xạ như sau: vùng phản xạ đầu, vùng phản xạ lồng ngực, vùng phản xạ bụng, vùng phản xạ khoang chậu, vùng phản xạ mặt trong bàn chân, vùng phản xạ mặt ngoài bàn chân. Các khu phản xạ nằm gần nhau, cách tác động ở mỗi vùng sẽ là khác nhau. Tác động ở đây chính là massage vì chỉ có massage mới có thể giúp cho các khu phản xạ hoạt động tốt.
Massage là phương pháp chăm sóc sức khỏe được nhiều người yêu thích. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, dễ thực hiện, bạn có thể tự mình thực hiện tại nhà. Massage chủ yếu là những động tác như xoa, miết, day, ấn… lên các vùng cơ thể với 1 lực tác động vừa đủ. Cách thực hiện massage đối với từng vùng phản xạ như sau:
- Trước khi thực hiện cần ngâm chân bằng nước nóng trong 15 phút, sau đó thoa một ít kem dưỡng da lên toàn bộ bàn chân để tăng cường hiệu quả massage. Ngâm chân sẽ giúp các mạch máu giãn nở, đồng thời đem đến cho bạn cảm giác thoải mái, thư giãn.
- Thực hiện massage chậm rãi, không nôn nóng, tác động sâu hơn vào các vùng phản xạ, massage theo cùng 1 phương hướng. Nên thực hiện massage các khu phản xạ trong vòng 15-20 phút mỗi ngày.
- Vùng phản xạ đầu:
+ Vùng phản xạ tuyến yên: giữa ngón cái, có khả năng điều hòa nội tiết. Dùng ngón cái day tròn vùng này rồi ấn 1 lực mạnh vừa đủ.
+ Vùng phản xạ mắt: giữa ngón chân trỏ và ngón thứ ba, massage giúp bảo vệ mắt hiệu quả. Dùng đầu ngón tay đẩy lên xuống nhịp nhàng.
- Vùng phản xạ lồng ngực:
+ Vùng phản xạ phổi: có hình dạng như 1 đường đi từ ngón trỏ tới ngón áp út. Ấn và xoa nhẹ từ trên xuống dưới.
- Vùng phản xạ bụng:
+ Vùng phản xạ dạ dày, tuyến tụy và tá tràng: ở vòng cung của chân. Dùng các ngón tay miết từ trên xuống dưới.
+ Vùng phản xạ ruột: toàn bộ dưới lòng bàn chân. Nắm tay lại rồi dùng khớp đấm nhẹ lên vùng này.
+ Vùng phản xạ của Thận, ống dẫn niệu, bàng quang: cũng ở dưới lòng bàn chân, thực hiện massage vùng này liên tục.
- Vùng phản xạ khoang chậu:
+ Vùng phản xạ tuyến sinh dục: dưới lòng bàn chân, kéo dài đến tận mu bàn chân. Dùng tay tác động vào vùng này để điều hòa hormone, cân bằng nội tiết.
- Vùng phản xạ mặt trong bàn chân: tác động vào phần trên mu và phần dưới lòng bàn chân. Đây là khu vực tương ứng với cột sống và hệ thần kinh.
- Vùng phản xạ mặt ngoài bàn chân: tương ứng với tay, chân, vai, khuỷu tay và đầu gối của cơ thể.
+ Vùng phản xạ đầu gối: massage giảm đau đầu gối và ngăn ngừa lão hóa khớp gối.
Các bạn nên dành thời gian thực hiện massage cho vùng phản xạ ở lòng bàn chân mỗi ngày để nâng cao sức khỏe bản thân.