Massage cho chị em phụ nữ sau sinh mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ giúp chị em nhanh chóng phục hồi sức khỏe cơ thể mà còn ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm sau sinh; giúp chị em nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon thả, săn chắc…
Việc massage nên được thực hiện càng sớm càng tốt đối với những chị em sinh thường; còn với những người sinh mổ thì việc massage cần thực hiện sau khi vết mổ đã lành. Tuy nhiên cũng không nên áp dụng phương pháp massage quá muộn, quá 12 tuần kể từ khi sinh vì như vậy sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn.
Theo các chuyên gia, việc massage sau sinh đem đến rất nhiều lợi ích như: giảm đau mỏi cơ thể, thư giãn và thả lỏng cơ bắp, giảm lo âu, áp lực, căng thẳng, stress khi chị em phải dành quá nhiều thời gian và công sức để chăm sóc cho em bé mới chào đời.
Massage cũng giúp tăng cường lưu thông máu để cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng đến cơ bắp, giúp đào thải độc tố, nhanh chóng phục hồi cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt massage xoa bóp còn có tác dụng giảm sưng phù do di chứng của thời kỳ mang thai và quá trình sinh nở. Không những vậy, massage sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra hocmon endorphin có tác dụng giảm đau tự nhiên, mang lại sự thư giãn, hưng phấn, giúp dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
Massage thường xuyên hằng ngày cũng kích thích cơ thể người mẹ gia tăng lượng sữa, ngăn ngừa bị tắc tia sữa và bệnh viêm vú thường gặp ở chị em sau sinh. Khi massage cho chị em sau sinh, các bạn lưu ý nên thực hiện massage toàn thân chứ không nên chỉ tập trung vào một số vị trí, bộ phận.
Đặc biệt. với những chị em sinh mổ thì tránh tác động vào vị trí vết mổ cũng như khu vực xung quanh để tránh nhiễm trùng hoặc tổn thương vết mổ nặng hơn. Trong quá trình massage nên thường xuyên theo dõi phản ứng của người được massage để có sự điều chỉnh thao tác cũng như cường độ tốc độ thực hiện động tác cho phù hợp
Khi massage cho phụ nữ sau sinh, nên thực hiện các động tác có tác dụng mang lại sự thư giãn thả lỏng cơ như động tác xoa, vuốt, nắn, bóp... Bên cạnh đó, chú ý nên tác động vào các phần cơ bắp để tránh căng cứng cơ và kích thích máu lưu thông tốt hơn; không nên thực hiện các động tác có cường độ nhanhn mạnh bởi cơ thể phụ nữ sau sinh chưa hoàn toàn hồi phụcn rất dễ bị đau nhức nếu tác động không đúng cách.
Mặc dù massage xoa bóp là phương pháp khá an toàn và thích hợp với nhiều người thể trạng khác nhau nhưng đối với phụ nữ sau sinh vẫn có những trường hợp chống chỉ định không nên thực hiện massage. Đó là những trường hợp bị huyết áp cao, những người có bệnh lý về da như mụn nước, phát ban, viêm da…
Đối với những trường hợp có biến chứng y khoa trong và sau khi sinh chưa phục hồi cũng không nên tự ý áp dụng massage xoa bóp vì có thể khiến vết thương nặng hơn, khó lành.